Tưởng niệm Ngài Nicholas Winton: Vị anh hùng của thế kỷ XX

Nicholas Winton
Trang chủ » Tản mạn đời thường » Tưởng niệm Ngài Nicholas Winton: Vị anh hùng của thế kỷ XX

Ngài Nicholas Winton, vị anh hùng đã giải cứu hàng trăm trẻ em Do Thái khỏi nạn diệt chủng, là tấm gương mẫu mực về tình yêu vô điều kiện trong thế giới đầy biến động ngày nay.

“May mắn thay, những gì tôi làm đã tỏ ra là lựa chọn đúng đắn”

Tháng 12 năm 1938, nhà môi giới chứng khoán Nicholas Winton đã bị cuốn vào một cuộc chiến mà ít người biết sắp diễn ra. Sau đó, ông được biết đến vì một quyết định táo bạo, sau cuộc điện thoại từ một người bạn yêu cầu ông hủy kỳ nghỉ trượt tuyết đã lên kế hoạch để thay vào đó đến Prague. Mục đích là để đưa những đứa trẻ Do Thái dễ bị tổn thương rời khỏi Tiệp Khắc và đến Anh.

Ông biết rõ tình hình ở châu Âu. Cha mẹ của ông, vốn là người Do Thái gốc Đức đang định cư tại Hampstead, vẫn giữ liên lạc với người thân, những người đã truyền đạt tin tức trên thực địa. Cuộc bạo động Đêm thủy tinh (Kristallnacht) mới xảy ra một tháng trước đó, và Hitler đã sáp nhập vùng Sudetenland ở phía tây Tiệp Khắc. Thông qua các mối quan hệ gia đình và những người quen chính trị thiên tả, bao gồm cả ‘cha đẻ NHS’ Aneurin Bevan, người thanh niên Nicholas biết rõ hơn hầu hết mọi người rằng ông cần phải làm điều gì đó.

“Tôi đã ra ngoài và nắm sơ qua những gì tôi sẽ tìm thấy. Tôi biết họ đang gặp nguy hiểm, sống trong điều kiện tồi tệ, trong các trại tị nạn, trong nơi trú ẩn tạm thời. Điều đó không làm tôi ngạc nhiên. Điều khiến tôi ngạc nhiên là số lượng các hội đã có mặt để giúp đỡ họ.”

Thật vậy, Quỹ Trung ương Anh dành cho người Đức gốc Do Thái (sau này trở thành World Jewish Relief) đang bận rộn gây quỹ nửa triệu bảng Anh để tái định cư và sau đó chăm sóc 10.000 trẻ em Đức và Áo, nhưng còn trẻ em Tiệp Khắc thì sao? “Không có tổ chức nào ở Praha giải quyết vấn đề trẻ em tị nạn,” ông được cho biết. “Nhưng nếu anh muốn thử thì cứ thử đi.”

Và ông đã hành động. Từ một chiếc bàn trong khách sạn ở Quảng trường Wenceslas, ông bắt đầu viết thư, gọi điện, tính toán và lập kế hoạch. Giữa khung cảnh hỗn loạn, sổ tay hướng dẫn bị thất lạc. Với giấy tờ văn phòng phẩm biển thủ từ Ủy ban Anh dành cho người tị nạn từ Tiệp Khắc, ông đã lập ra một chi nhánh giả, và tự mình trở thành chủ tịch.

Hàng ngàn phụ huynh người Séc đã sớm xếp hàng bên ngoài văn phòng mới của ông tại Praha, nơi Winton và Trevor Chadwick tiến hành làm biểu mẫu đăng ký cho các em.

Thật đáng tiếc khi không có nhiều sự hỗ trợ từ các cơ quan chính phủ. Chỉ có Anh và Thụy Điển nói rằng họ sẽ nhận những đứa trẻ; nước Mỹ thì quá bận rộn. Bộ Nội vụ, bị mẹ của Winton làm phiền, cuối cùng đã đưa ra tiêu chí: đặt cọc 50 bảng Anh và một gia đình sẽ nhận nuôi đứa trẻ. Năm mươi bảng Anh là một số tiền lớn, nhưng có thể tìm được.

Thông qua các quảng cáo trên báo, nhà thờ và giáo đường Do Thái, thông tin được lan truyền, tiền được chuyển đến cho các cha mẹ nuôi. “Có người viết thư và nói rằng họ muốn nhận một bé gái bảy tuổi. Chúng tôi sau đó gửi một số bức ảnh của những bé gái bảy tuổi và bảo họ chọn một bé. Đó không phải là cách thông thường mà bạn sẽ làm, nhưng nó đã phát huy tác dụng. Mọi thứ diễn ra rất nhanh chóng.”

Ngày 14 tháng 3 năm 1939, ở tuổi 29, Winton đã có được chuyến vận chuyển đầu tiên khởi hành đến London. Bảy chuyến nữa đã diễn ra tiếp theo. Khi đến nơi, những đứa trẻ được chuyển đến gia đình của chúng. “Công việc không khó khăn hay bí ẩn như mọi người nói. Họ đã sơ tán trẻ em khỏi miền Nam nước Anh. Chúng tôi chỉ cần đưa chúng lên tàu.”

Thời gian là yếu tố cốt yếu, và ông đã vượt qua được những sự kháng cự. Đối với các giáo sĩ Do Thái tỏ ra phẫn nộ vì trẻ em Do Thái sẽ được nuôi nâng trong những gia đình theo đạo Kitô, ông nói với họ: “Hãy lo chuyện của mình. Đây là việc cần làm và tôi sẽ làm nó. Nếu các người thích một người Do Thái đã chết hơn là một người Do Thái được nuôi dưỡng trong một ngôi nhà theo đạo Kitô, thì đó là vấn đề của các người.”

Ông đã cứu được 669 trẻ. Con số đó đáng lý ra đã lên tới hàng nghàn, nhưng ngày 1 tháng 9 năm 1939, chuyến tàu thứ chín của ông chở 250 trẻ đã bị chặn lại không cho rời khỏi Prague, khi Anh tuyên chiến với Đức. Số phận của chúng vẫn chưa được biết tới. Trong nhiều thập kỷ, đóng góp của Winton bị giấu kín trong một chiếc hộp trên gác xép Maidenhead, được lưu giữ trong các ghi chú và nhật ký, nơi mà chúng lẽ ra đã bị “chôn vùi” nếu vợ ông không lục tung mọi thứ lên.

Esther Rantzen và nhóm nghiên cứu của bà đã xuất hiện. Tập phim ‘Hearts of Gold’ năm 1988, trong đó tập hợp nhiều người mà Winton đã cứu và cho họ ngồi quanh Ngài Nick trong khán phòng, giờ đây đã trở thành một phần trong ký ức chung của cộng đồng Do Thái Anh.

Giờ đây, người ta cũng có thể nói như vậy về chính người đàn ông này, sau khi ông thiếp đi lần cuối vào ngày 1 tháng 7, đúng 76 năm kể từ ngày một trong những chuyến tàu của ông hạ cánh xuống London.

Nicholas Winton

(Nguồn: jewishnews.co.uk)

Nếu mọi người đều tin vào đạo đức, lòng tốt, sự tử tế, tình yêu và khuôn phép, chúng ta sẽ không gặp vấn đề gì cả.

Khi chết, ông để lại những người ông đã cứu. Khi còn sống, ông không tìm kiếm lời khen ngợi hay sự quen biết của những đứa trẻ. Tuy nhiên, ông đã không lo lắng về chúng. Nước Anh có một hệ thống chăm sóc đặc biệt mà mẹ ông đã từng tham gia rất nhiều.

Tuy nhiên, những đứa trẻ vẫn yêu mến ông, vì hành động yêu thương vô điều kiện của ông, về việc họ nợ ông ấy mọi thứ. Nhiều người coi ông như một người cha.

“Mọi chuyện cứ thế diễn ra. Thật tuyệt khi nghĩ rằng tất cả đều ổn thỏa.”

Chắc chắn là vậy.

Bản gốc tiếng Anh

Sir Nicholas Winton obituary: “Luckily, what I did turned out right”. https://www.jewishnews.co.uk/sir-nicholas-winton-obituary-luckily-what-i-did-turned-out-right/

Có thể bạn quan tâm:

Hãy cùng đồng hành
với tôi bạn nhé!

Đăng ký nhận tin
DMCA.com Protection Status