6 cách luyện giọng nói hay và truyền cảm khi giao tiếp

発声練習の方法
Trang chủ » Thể hiện bản thân » Tự tin » 6 cách luyện giọng nói hay và truyền cảm khi giao tiếp

Giọng nói là yếu tố “sống còn” trong giao tiếp thuyết trình. Dưới đây là tổng hợp 6 cách luyện giọng nói để tự tin khi giao tiếp trước đám đông.

Nhắc đến chủ đề cải thiện kỹ năng nói trước đám đông, chúng ta thường nghĩ ngay tới việc mở đầu bài thuyết trình thật cuốn hút, vượt qua nỗi sợ hãi… mà quên mất một điều cơ bản: Giọng nói. Trên thực tế, giọng nói đóng vai trò mang tính “quyết định” đối với thành công của bài phát biểu.

May mắn thay, luyện giọng nói cũng giống như chơi một loại nhạc cụ. Một khi đã thành thạo sử dụng loại “nhạc cụ” ấy, bạn sẽ có thể nâng cao sức mạnh trong lời nói, đồng thời cải thiện kỹ năng thuyết phục và đám phán lên một tầm cao mới.

Dưới đây là 6 mẹo hữu ích, giúp bạn biến giọng nói trở thành “vũ khí” lợi hại khi giao tiếp với đám đông.

Nói chậm lại

Nói chậm lại

Bước đầu tiên để luyện giọng nói to rõ ràng là kiểm soát tốc độ diễn thuyết. Khi bạn nói chậm lại, giọng nói sẽ có sức mạnh và quyền lực hơn – nhờ thế, người nghe sẽ có cơ hội tiếp thu và suy ngẫm kỹ hơn những gì bạn nói.

Một giọng nói toát lên sự tự tin sẽ khiến lời nói có “trọng lượng” hơn hẳn. luyện giọng nói chuẩn

Nếu để ý, hẳn bạn sẽ thấy: Những chuyên gia diễn thuyết thường nói chậm, phát âm rõ ràng và tự tin khi thể hiện bản thân trước đám đông.

Nói quá nhanh sẽ khiến âm vực của bạn tăng lên, âm thanh phát ra sẽ rè, cao và nghe giống “trẻ con” hơn. Điều này – vô hình chung – sẽ làm giảm đi tác động của lời nói và khả năng ảnh hưởng đến khán giả. Hệ quả là người nghe sẽ có xu hướng đánh giá thấp tầm quan trọng/ giá trị của những điều bạn chia sẻ.

Vì vậy, hãy ghi nhớ điều này:

Bước đầu tiên trong hành trình luyện giọng nói truyền cảm – đó là đảm bảo một giọng nói lớn, tự tin, tốc độ vừa phải.

Thực hành các bài tập luyện giọng nói

Thực hành các bài tập luyện giọng nói

Giọng nói cũng giống như cơ bắp – nếu được luyện tập thường xuyên, nó sẽ trở nên hoàn thiện và mạnh mẽ hơn.

Nhiều người xuất phát điểm có giọng nói rất bình thường – thế nhưng, thông qua luyện tập thường xuyên và kiên trì mỗi ngày, họ đã có thể cải thiện giọng nói trở nên tự tin, truyền cảm hơn. luyện giọng nói khỏe

Lấy ví dụ, bạn có thể học thuộc lòng một đoạn thơ – sau đó đọc đi đọc lại trong lúc di chuyển/ lái xe. Trong khi đọc thơ, hãy tưởng tượng như thể bạn đang phát biểu trên sân khấu, trước hàng ngàn khán giả.

Thả hồn cho cảm xúc, sức mạnh và năng lượng “tan chảy” vào từng câu chữ. Cố gắng nói thật chậm để kiểm soát được tốc độ nhấn nhá, ngắt nghỉ. Khi thay đổi điểm nhấn ở từng câu, bạn sẽ nhận thấy một sự thay đổi rõ rệt về mặt ý nghĩa của câu nói.

Ghi âm và lắng nghe lại giọng nói

Ghi âm và lắng nghe lại giọng nói

Cách luyện giọng nói

Nếu bạn muốn luyện giọng nói rõ ràng và truyền cảm, hãy thử thu âm một đoạn thơ/ trích đoạn trong vở kịch; sau đó nghe đi nghe lại nhiều lần để tìm cách cải thiện phát âm, nhịp độ và phương pháp truyền tải nội dung.

Tua lại các cuộc nói chuyện trên điện thoại

Tua lại các cuộc nói chuyện trên điện thoại

Một phương pháp cải thiện giọng nói khác là ghi âm lại các cuộc nói chuyện trên điện thoại. Cứ sau mỗi lần nghe lại giọng nói của mình, bạn sẽ nhận ra những điểm mới giúp cải thiện khả năng phát âm và truyền tải tốt hơn cho những lần thuyết trình tiếp theo.

Đọc thêm: 9 cách kết thúc bài thuyết trình ấn tượng

Tập trung vào những khoảng lặng

Mức độ kịch tính và “sức nặng” của một bài phát biểu xuất phát từ những khoảng lặng – khi diễn giả chuyển đổi giữa các phần nội dung. Để tăng thêm sức mạnh cho phần trình bày, bạn có thể sử dụng 4 loại tạm dừng:

  • Tạm dừng giác quan (Sense Pause): Sử dụng khi cần khán giả tiếp thu thông tin mới và bắt kịp với bạn.
  • Tạm dừng kịch tính (Dramatic Pause): Sử dụng khi cần tạo điểm nhấn trong tâm trí người nghe.
  • Tạm dừng nhấn mạnh (Emphatic Pause): Sử dụng khi cần nhấn mạnh một điểm quan trọng.
  • Tạm dừng khi hoàn thành câu (Sentence-Completion Pause): Sử dụng để phát biểu/ trích dẫn một câu thoại mà mọi người đều quen thuộc, sau đó để khán giả trả lời cho bạn.

Tập trung vào những khoảng lặng

Dưới đây là một video của chuyên gia phát triển lãnh đạo Brian Tracy – để giúp bạn hiểu thêm về bí quyết sử dụng khoảng lặng khi nói chuyện trước đám đông.

Cách luyện giọng nói để tự tin khi giao tiếp

Ăn uống lành mạnh

Ăn uống lành mạnh

Sẽ chẳng có ích gì khi thực hành luyện giọng nói – nếu cơ thể của bạn không có đủ năng lượng cần thiết. Trước khi tham gia vào một cuộc họp hay buổi nói chuyện ngắn, hãy cố gắng ăn nhẹ để giữ đầu óc minh mẫn, tỉnh táo và tập trung cao độ.

Nếu bạn sắp sửa có một bài phát biểu dài hay họp trong thời gian lâu, hãy ăn uống thật đầy đủ. Ăn nhiều thực phẩm dạng rắn, giàu protein vào buổi sáng – trưa sẽ cung cấp cho cơ thể lương nặng lượng cần thiết để hoạt động trong vòng 4 – 5 giờ. Protein có vai trò rất quan trọng với não bộ – vì vậy, nạp đủ protein sẽ giúp duy trì đầu óc tỉnh táo và giọng nói mạnh mẽ.

Để giữ giọng nói luôn trong trạng thái tốt nhất, chỉ uống nước vừa đủ ấm trước và trong khi phát biểu. Nước lạnh có thể làm lạnh dây thanh quản và giảm độ ấm của giọng nói.

Khi bị đau họng, bạn có thể sẽ gặp khó khăn với việc phát âm và kiểm soát giọng nói. Cách khắc phục hiệu quả là pha nước ấm với chanh và mật ong – bằng cách này, giọng nói của bạn sẽ trở nên phần nào rõ ràng hơn.

cách luyện giọng nói

Lời kết

Dù mục đích của bạn là cải thiện khả năng nói trong các buổi họp – hay theo đuổi sự nghiệp diễn giả chuyên nghiệp, luyện giọng nói luôn là yêu cầu tối quan trọng. Hy vọng 6 mẹo trên đây sẽ tỏ ra hữu ích trong hành trình cải thiện giọng nói của bạn. Bí quyết ở đây là luyện tập thường xuyên – kết hợp với phong thái tự tin và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi phát biểu trước đám đông.


Tham khảo

Tips To Improve Your Public Speaking Voice. https://www.briantracy.com/blog/public-speaking/6-tips-to-improve-your-public-speaking-voice/.

Có thể bạn quan tâm:

Hãy cùng đồng hành
với tôi bạn nhé!

Đăng ký nhận tin
DMCA.com Protection Status