Kỹ năng phản hồi hiệu quả trong giao tiếp: Ví dụ & hướng dẫn thực hành

giving effective feedback
Trang chủ » Tương tác xã hội » Giao tiếp » Kỹ năng phản hồi hiệu quả trong giao tiếp: Ví dụ & hướng dẫn thực hành

Tổng quan về kỹ năng phản hồi hiệu quả trong giao tiếp, ví dụ & cách thực hành để cải thiện quan hệ đội nhóm, hỗ trợ hành trình phát triển cá nhân.

Feedback là một phần không thể thiếu trong giao tiếp xã hội. Thế nhưng, không phải ai cũng sở hữu kỹ năng phản hồi hiệu quả. Khi không thực hiện đúng cách, hành động góp ý của chúng ta có thể gây ra tác động không nhỏ đến các mối quan hệ và tinh thần đội nhóm.

Tóm tắt nội dung chính

  • Phản hồi hiệu quả cần phải được trình bày cụ thể, kịp thời và mang tính xây dựng – tập trung vào hành vi và những gì đối phương có thể làm để hỗ trợ mục tiêu phát triển cá nhân và cải thiện hiệu suất. Sau khi chia sẻ ý kiến, điều quan trọng là đôi bên cần follow up để đảm bảo kết quả thay đổi như mong muốn.
  • Khi thực hành kỹ năng phản hồi trong giao tiếp, chúng ta cần lưu ý xin phép đối phương trước. Có thể áp dụng các mô hình như SBI (Tình huống-Hành vi-Tác động) hoặc kỹ thuật feedback sandwich để hỗ trợ quá trình trao đổi giữa đôi bên.
  • Trong đội nhóm, xây dựng văn hóa phản hồi đòi hỏi phải kiến tạo một môi trường giao tiếp cởi mở, khuyến khích trao đổi thông tin hai chiều, đảm bảo mọi thành viên cảm thấy thoải mái khi trình bày cũng như tiếp thu ý kiến.

Phản hồi hiệu quả là gì?

Phản hồi (feedback) là một hình thức giao tiếp hướng đến việc chia sẻ thông tin chi tiết, kịp thời và thực tế về hiệu suất/ hành vi của một cá nhân – nhằm mục tiêu giúp đỡ họ trên hành trình phát triển bản thân.

Phản hồi hiệu quả tập trung vào hành vi và kế hoạch thay đổi trong tương lai, tránh không nhấn mạnh đến đặc điểm/ phẩm chất cá nhân. Nội dung của góp ý được tinh chỉnh cho phù hợp với mục tiêu và yêu cầu của các bên liên quan, cũng như được trình bày một cách tế nhị và lịch sự.

Khi được thực hiện đúng cách, phản hồi là công cụ hữu hiệu cho cá nhân nâng cao năng lực tự nhận thức, cải thiện hiệu quả công việc, hình thành kỹ năng/ phong thái chuyên nghiệp, hỗ trợ họ đạt được mục tiêu đề ra. Theo nghiên cứu của Gallup, những ai nhận được phản hồi định kỳ từ cấp trên nhìn chung tỏ ra hứng thú với công việc hơn gấp 3,5 lần so với những người khác. Ngoài ra, khi cảm thấy ý kiến đóng góp của họ được lắng nghe, cá nhân sẽ được truyền cảm hứng để làm việc tốt hơn gấp 4,6 lần.

Ví dụ về kỹ năng phản hồi trong giao tiếp

Thực tế đã cho thấy, những góp ý tích cực có tác động tạo ra trạng thái “thăng hoa” về cảm xúc tương tự như khẳng định tích cực. Trong môi trường đội nhóm, phản hồi của cấp trên dành cho các thành viên có ảnh hưởng không nhỏ đến quan điểm của đương sự về vai trò và đóng góp của mình – từ đó gián tiếp tác động đến lộ trình phát triển của họ về sau.

Dưới đây là một số ví dụ về kỹ năng phản hồi trong giao tiếp:

Ví dụ 1:

“Tôi đã xem báo cáo tổng hợp của bạn và thấy nó được thực hiện rất chu đáo và cẩn thận. Bạn đã nghiên cứu, tổ chức và trình bày dữ liệu rất tốt. Lần sau khi có dự án tương tự, tôi đề xuất bạn nên phân chia nội dung thành các phần nhỏ hơn để người xem dễ dàng theo dõi nhé!”

Ví dụ 2:

“Tôi nhận thấy bạn thường hay đi họp muộn và trễ deadline. Nếu bạn không phiền, tôi khuyên bạn hãy thử cài đặt ghi chú trên điện thoại, cũng như dành thời gian lập checklist mỗi ngày. Bạn thử xem, sẽ kiểm soát công việc tốt hơn đấy!”

kỹ năng phản hồi hiệu quả trong giao tiếp

Những câu chuyện về kỹ năng phản hồi

Đặc điểm của phản hồi hiệu quả

  • Cụ thể: Trình bày ví dụ cụ thể về những điều mà cá nhân làm tốt hoặc cần cải thiện. Thay vì góp ý một cách mơ hồ như “Bài thuyết trình của bạn không được tốt”, ta nên nhận xét rõ ràng hơn như: “Bài thuyết trình của bạn sẽ tốt hơn nếu bạn đưa thêm nhiều hình ảnh vào để minh họa.”
  • Kịp thời: Phản hồi cần được đưa ra sớm nhất có thể, ngay sau khi tình huống xảy ra – để đương sự dễ dàng hồi tưởng và sửa chữa nhanh chóng.
  • Khách quan: Đừng để nhận xét của bạn bị chi phối bởi suy nghĩ chủ quan (ví dụ: “Tôi nghĩ bài thuyết trình của bạn rất khô khan”); trong khả năng của mình, hãy cố gắng đứng từ một góc nhìn trung lập (ví dụ: “Khi thuyết trình, tôi thấy bạn đọc trực tiếp từ slide trình chiếu hơi nhiều, điều này theo tôi khiến bạn tương tác chưa tốt với người nghe”).
  • Tôn trọng: Phản hồi hiệu quả cần thể hiện thái độ tôn trọng và ủng hộ – tập trung vào điểm mạnh và cơ hội cải tiến trong tương lai.
  • Xây dựng: Mục đích ở đây là giúp đối phương thay đổi, không phải là “vạch lá tìm sâu”. Hãy cố gắng đưa ra lời khuyên mang tính xây dựng để giúp họ cải thiện và trở nên tốt hơn.
  • Nhất quán: Cuối cùng, phản hồi cần được chia sẻ thường xuyên – để đối phương luôn ý thức rõ ràng về tiến độ cũng như kế hoạch cho tương lai.

kỹ năng phản hồi hiệu quả trong giao tiếp

Ý nghĩa của phản hồi trong giao tiếp

Khác biệt giữa phản hồi tốt & không hiệu quả

Thực hành kỹ năng phản hồi trong giao tiếp đòi hỏi bạn phải trình bày thông điệp cách rõ ràng, cụ thể, ngắn gọn và hướng hành động. Thay vì tập trung vào tính cách hoặc đặc điểm cá nhân của đối phương, điều quan trọng là thảo luận về hành vi cụ thể của họ, tích cực khuyến khích và động viên họ.

Ngược lại, phản hồi kém hiệu quả khi bạn chia sẻ một cách quá “chung chung”, thiếu tính thực tiễn – khi bạn quá tập trung chỉ trích/ công kích cá nhân mà không đưa ra đề xuất hay giải pháp nào.

Phản hồi hiệu quả
Phản hồi tiêu cực
  • Rõ ràng & liên quan
  • Chân thành
  • Hướng hành động
  • Giải thích lý do, thể hiện tinh thần xây dựng & hỗ trợ
  • Nội dung, cách thức truyền đạt… được tinh chỉnh chỉnh phù hợp với đối phương.
  • Mơ hồ, nặng sắc thái tiêu cực
  • Trịch thượng
  • Tập trung vào tính cách cá nhân
  • Thao túng tâm lý
  • Mục đích chính là đổ lỗi/ trút giận/ sỉ nhục, v.v…

Nguyên tắc phản hồi hiệu quả trong giao tiếp

  1. Cụ thể & chi tiết

Khi góp ý, điều quan trọng là phải rõ ràng và ngắn gọn về những gì bạn đã quan sát/ nhìn thấy. Hãy mô tả cụ thể hành động của đối phương và tác động của nó, tránh đừng đánh giá về con người của họ.

Ví dụ, thay vì “Bạn sắp xếp công việc không được tốt”, hãy nói

“Tôi thấy rằng bạn chưa chuẩn bị kế hoạch rõ ràng cho dự án này. Có vẻ như điều này đang khiến bạn gặp khó khăn đối với việc đạt mục tiêu đề ra.”

  1. Tập trung vào khía cạnh tích cực

Song song với những điểm cần cải thiện, chúng ta cũng đừng quên nhấn mạnh đóng góp/ nỗ lực của đối phương. Hãy bắt đầu bằng việc công nhận những điều họ đang làm tốt – trước khi đi vào những khía cạnh khác. Làm như vậy, bạn sẽ giảm bớt nguy cơ đối phương rơi vào trạng thái tâm lý phòng thủ và muốn chống chế.

Ví dụ: “Tôi rất trân trọng việc bạn sẵn sàng đảm nhận nhiều trách nhiệm và thể hiện sáng kiến trong các cuộc họp của team. Hãy xem chúng ta có thể phát huy tinh thần này như thế nào nhé!”.

Đọc thêm: Không công nhận cố gắng của người khác – Tật xấu “không của riêng ai”

  1. Tránh ép buộc

Phản hồi hiệu quả là một quá trình hợp tác – trong đó đôi bên cùng nhau cộng tác hướng tới kết quả mong muốn. Thay vì ra lệnh cho đối phương về điều gì cần làm, hãy cùng tham gia trao đổi cởi mở về những gì cần thay đổi – cũng như thảo luận về các hướng đi phù hợp. Trên cơ sở đó, hãy để đối phương tự tìm ra giải pháp cho riêng mình.

  1. Thể hiện sự quan tâm chân thành

Mục đích của phản hồi là khuyến khích sự thay đổi tích cực/ củng cố hành vi tốt. Hãy cho thấy bạn thực sự đồng cảm và quan tâm đến đối phương – qua việc thừa nhận cảm xúc và những băn khoăn/ trăn trở của họ.

Ngoài ra, trước khi kết thúc đối thoại, lời khuyên là bạn nên đặt câu hỏi/ tóm tắt lại nội dung cuộc trao đổi, nhằm đảm bảo đôi bên đều thống nhất về tư tưởng, cũng như khuyến khích tinh thần trách nhiệm của đương sự.

Đọc thêm: Thấu hiểu người khác – Chìa khóa cho các mối quan hệ xã hội

  1. Theo dõi & hỗ trợ

Thay đổi hành vi không phải là chuyện “một sớm một chiều”. Ở cương vị đối tác trách nhiệm giải trình (accountability partner), vai trò của bạn là theo dõi và hỗ trợ (follow up) đối phương – nhằm tiếp thêm cho họ động lực để thực hiện theo lộ trình đã thống nhất. Nếu có điều kiện, hãy sắp xếp thời gian gặp mặt định kỳ để trao đổi về tiến độ/ khó khăn phát sinh, khen ngợi những tiến bộ đạt được, cũng như khuyên nhủ/ cung cấp những nguồn lực hỗ trợ cần thiết.

kỹ năng phản hồi hiệu quả trong giao tiếp

Những cách phản hồi hiệu quả trong giao tiếp

Bí quyết thực hành kỹ năng phản hồi hiệu quả trong giao tiếp

  • Hỏi ý kiến trước

Trước khi đưa ra bất kỳ lời khuyên nào, hãy đảm bảo rằng đối phương đang ở trạng thái sẵn sàng tiếp thu góp ý. Hành động đặt câu hỏi cho thấy bạn tôn trọng cảm xúc của họ, cũng như cho họ thời gian chuẩn bị tâm lý trước khi lắng nghe.

SBI là viết tắt của Situation (Tình huống), Behavior (Hành vi), Impact (Tác động). Trọng tâm của mô hình này là mô tả tình huống cụ thể, hành vi quan sát được và tác động của nó. Ví dụ:

“Trong cuộc họp nhóm hôm qua, lúc A đang trình bày (tình huống), bạn đã ngắt lời cô ta (hành vi); điều này khiến A không chia sẻ được ý tưởng của mình (tác động).”

mô hình phản hồi SBI

Kỹ năng phản hồi trong tham vấn

  • Hướng hành vi

Ví dụ, thay vì thể hiện thái độ khó chịu như “Bạn luôn luôn bừa bộn và làm tôi phát điên lên”, hãy góp ý như sau:

“Trong lần họp nhóm hôm qua, tôi nhận thấy bạn quên mang theo ghi chú; điều này đã làm tiến độ cuộc họp bị chậm trễ. Lần sau, bạn hãy cố gắng kiểm tra đã mang đầy đủ vật dụng cần thiết để tiết kiệm thời gian của mọi người nhé!”

Cụ thể, hãy bắt đầu bằng việc khen ngợi một điều tốt đẹp mà đối phương đã làm – sau đó chỉ ra một thứ họ có thể cải thiện, và cuối cùng kết thúc bằng một lời khích lệ. Ví dụ:

“Hôm qua, bạn chuẩn bị bài thuyết trình rất tốt, trình bày rất tự tin (tích cực). Tuy nhiên, tôi thấy bạn đã nói hơi lố giờ, và đã phải vội vã bỏ qua một số điểm quan trọng (xây dựng). Nhìn chung, tôi nghĩ bạn làm rất tốt. Lần tới, nếu chú ý hơn về thời gian, phần trình bày của bạn sẽ thành công hơn hẳn (tích cực lại).”

Trong ví dụ trên đây, người nói công nhận điểm mạnh của bài thuyết trình trước khi chỉ ra khía cạnh chưa hoàn hảo – cuối cùng kết thúc bằng một nhận xét về cơ hội trong tương lai. Điều này giúp lời phê bình trở nên có thiện chí, khích lệ người nghe tiếp tục nỗ lực.

Đọc thêm: Trí tuệ cảm xúc (EQ) – Tầm quan trọng đối với thành công

feedback sandwich

Một số hình thức phản hồi trong giao tiếp

Xây dựng văn hóa phản hồi hiệu quả

Trong phạm vi đội nhóm, điều quan trọng là cần xây dựng một bầu không khí cởi mở, khuyến khích giao tiếp hai chiều, tạo điều kiện để mọi thành viên thoải mái đưa ra ý kiến của họ – cũng như tiếp nhận phê bình mà không sợ bị phán xét hoặc chỉ trích.

Ở cương vị đội trưởng, bạn nên thiết lập một quy trình chính thức cho phép cá nhân định kỳ chia sẻ ý kiến. Hãy cân nhắc tổ chức họp hàng tuần, lập biểu mẫu góp ý ẩn danh, hoặc tổ chức khảo sát để thu thập ý kiến đóng góp. Bằng cách này, bạn sẽ có thể nhanh chóng nắm bắt thông tin về các vấn đề/ sự cố xảy ra trong đội nhóm.

Đọc thêm: Kỹ năng làm việc nhóm – Định nghĩa, Ví dụ & Cách cải thiện

Có thể bạn quan tâm:

Hãy cùng đồng hành
với tôi bạn nhé!

Đăng ký nhận tin
DMCA.com Protection Status