9 cách kết thúc bài thuyết trình ấn tượng mạnh mẽ nhất

how to end a speech
Trang chủ » Tương tác xã hội » Giao tiếp » 9 cách kết thúc bài thuyết trình ấn tượng mạnh mẽ nhất

Tìm hiểu ngay 9 cách kết thúc bài thuyết trình ấn tượng, giúp bạn “ghi điểm” trong mắt khán giả và nâng cao hiệu quả thuyết phục nhất.

Một bài thuyết trình – phát biểu trước công chúng cũng tương tự như một vở kịch, bộ phim hay bài hát. Mở đầu bài thuyết trình, bạn cần đảm bảo nội dung đủ để thu hút sự chú ý của người nghe. Tiếp theo là triển khai nội dung chính, trước khi đi đến phần kết.

Trên thực tế, nếu không biết cách kết thúc bài thuyết trình, những điểm chính của bài nói sẽ trở nên “mờ nhạt” – thậm chí bị khán giả lãng quên.

Nội dung phần mở đầu và kết thúc sẽ luôn để lại ấn tượng sâu sắc hơn so với những phần còn lại của bài thuyết trình.

kết thúc bài thuyết trình

Những bài phát biểu “vĩ đại” trong lịch sử luôn kết thúc bằng những ngôn từ mạnh mẽ, gây xúc động và sống mãi trong ký ức người nghe.

Vậy làm thế nào để khi kết thúc bài thuyết trình, khán giả sẽ hoan nghênh bạn?

9 cách kết thúc bài thuyết trình ấn tượng

Dưới đây, chúng ta sẽ cùng điểm qua 9 phương pháp để tạo ấn tượng với khán giả khi kết thúc bài phát biểu.

  1. Chuẩn bị trước từng câu chữ

Để đảm bảo phần kết luận gây hiệu ứng mạnh mẽ nhất có thể, bạn phải chuẩn bị trước từng câu từng từ sẽ nói ra.

Hãy tự hỏi chính mình: “Mục đích của buổi nói chuyện này là gì?”

Câu trả lời của bạn cần thể hiện rõ những phản ứng bạn mong đợi từ người nghe sau khi trình bày.

Khi đã hiểu rõ điều mình mong muốn, bạn sẽ thấy việc thiết kế phần kết thúc bài thuyết trình trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Lời khuyên chung là bạn hãy lên kế hoạch cho phần kết luận trước – sau đó mới tới thân bài và cuối cùng là phần mở đầu.

Thân bài là phần bạn trình bày ý tưởng của mình, cũng như tạo tình huống để khán giả suy nghĩ, ghi nhớ và thực hành.

  1. Luôn luôn kêu gọi hành động

Lưu ý tối quan trọng khi thiết kế bài thuyết trình là bạn phải cho khán giả biết mình muốn họ làm gì.

Kêu gọi hành động là cách tốt nhất để kết thúc một bài phát biểu. Lấy ví dụ:

“Chúng ta đối mặt với vô vàn cơ hội cũng như thách thức. Nhưng chỉ cần có sự giúp đỡ của các bạn, chúng ta sẽ vượt qua và biến năm nay thành năm kinh doanh tốt nhất trong lịch sử!”

Bất kể điều bạn muốn nói là gì, hãy bao gồm trong đó một lời kêu gọ hành động. Khi đến phần kết luận, chú ý đến năng lượng và nhịp độ trong mỗi câu nói.

Lên giọng và nhấn nhá vào từng câu chữ, cũng như đừng quên đề cập đến thông điệp cuối cùng cần truyền tải.

Dù khán giả có đồng ý với quan điểm của bạn hay thực hiện hành động mà bạn kêu gọi hay không, họ cần hiểu rõ bạn mong muốn họ làm điều gì.

  1. Tóm tắt nội dung chính

Sau đây là một công thức chung cho tất cả mọi bài thuyết trình:

  • Giới thiệu những gì bạn sẽ nói.
  • Trình bày.
  • Tóm lại những điều bạn đã nói.

Khi chuẩn bị kết thúc bài thuyết trình, hãy dẫn dắt khán giả bằng những câu như:

“Tôi xin trình bày lại ngắn gọn những điểm chính của phần này…”

Sau đó, liệt kê lại từng nội dung chính, đồng thời chỉ ra mối liên hệ giữa những nội dung đó.

Bằng cách này, khán giả sẽ đánh giá cao bạn hơn; mặt khác, họ cũng sẽ biết được bài phát biểu sắp đi tới hồi kết.

kết thúc bài thuyết trình

  1. Kể một câu chuyện

Ở phần cuối bài phát biểu, bạn có thể nói như sau:

“Để kết thúc bài thuyết trình, tôi xin phép kể các bạn nghe một câu chuyện minh họa cho những chia sẻ của tôi về …”

Sau đó, hãy kể một câu chuyện ngắn gọn liên quan đến chủ đề vừa trình bày – sau đó cho khán giả biết thông điệp rút ra là gì.

Đừng để họ phải tự hình dung điều bạn muốn nói.

Thông thường, mỗi bài thuyết trình nên được kết thúc bằng một câu chuyện minh họa cho toàn bộ nội dung chính trong bài. Cần lưu ý đảm bảo nội dung câu chuyện được liên kết với thông điệp chính của bài phát biểu.

  1. Tạo tiếng cười cho khán giả

Sự hài hước là một yếu tố rất quan trọng nhằm tạo ấn tượng tốt với khán giả.

Bạn có thể kết thúc bài thuyết trình bằng cách kể một câu chuyện cười liên quan đến chủ đề – sau đó lặp lại bài học hoặc thông điệp chính.

Ví dụ, trong một buổi nói chuyện về lập kế hoạch và sự kiên tâm, bạn trình bày về xu hướng sai lầm của con người là luôn lựa chọn đi theo con đường dễ dàng nhất. Khi kết thúc bài nói, bạn kể một câu chuyện như sau:

Ole và Sven đang đi săn ở Minnesota và bắn được một con nai. Họ bắt đầu kéo con nai trở lại xe tải bằng đuôi – nhưng lại bị tuột tay và suýt té ngã.

Một người nông dân thấy vậy liền hỏi họ: “Các cậu đang làm gì vậy?”

Họ trả lời: “Chúng tôi đang kéo con nai về xe tải.”

Người nông dân nói với họ: “Các cậu không nên kéo đuôi nó. Kéo bằng gạc sẽ dễ hơn nhiều.”

Ole và Sven nói: “Cảm ơn ông!”

Sau khi kéo con nai bằng gạc được năm phút, họ đi được một quãng xa hơn hẳn. Ole nói với Sven: “Sven, người nông dân nói đúng lắm. Kéo bằng gạc thì dễ hơn nhiều.”

Sven trả lời: “Đúng vậy, nhưng vấn đề là chúng ta đang ngày càng đi xa cái xe của mình.”

Sau khi tiếng cười của khán giả đã lắng xuống, bạn có thể tiếp tục:

“Trong cuộc sống, hầu hết chúng ta đều chọn đi theo con đường dễ dàng – mà quên đi rằng mình đang càng ngày càng đi xa “chiếc xe tải” – vốn là mục tiêu ban đầu của mình.”

Trên đây chỉ là một ví dụ về cách kết thúc bài thuyết trình ấn tượng mà bạn có thể áp dụng trong thực tế.

  1. Sử dụng vần điệu

Kết thúc bài phát biểu bằng một bài thơ cũng là ý tưởng không tồi.

Có rất nhiều bài thơ hay chứa đựng thông điệp tóm tắt những điểm chính mà bạn muốn truyền tải.

Bạn có thể chọn một bài thơ hùng hồn, kịch tính, khiến khán giả cảm thấy xúc động và được thôi thúc hành động.

kết thúc bài thuyết trình

  1. Nội dung truyền cảm hứng

Ngoài những phương pháp trên đây, truyền cảm hứng cũng là một cách kết thúc bài thuyết trình được yêu thích. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả trong những buổi hội thảo kỹ năng.

Niềm hy vọng và mơ ước luôn là khao khát chung của nhân loại – không ai là không muốn được tạo động lực và cảm hứng để trở thành con người mình mong muốn, hoặc hoàn thành điều gì đó khác biệt và tốt đẹp hơn trong tương lai.

Sau đây là một số câu nói truyền cảm hứng mà bạn có thể tham khảo để tăng phần sinh động cho bài diễn thuyết của mình.

Hãy nhớ rằng, dù khán giả của bạn là ai, mỗi người đều đang đối mặt với những vấn đề, khó khăn, thách thức, thất vọng và thất bại riêng.

Chính vì lý do đó, người nghe sẽ luôn hưởng ứng một bài thơ, câu nói tạo động lực hoặc khích lệ, mang lại cho họ nguồn sức mạnh và lòng can đảm để vượt qua khó khăn và vươn lên trong cuộc sống.

Nếu bạn quyết định áp dụng cách kết thúc bài thuyết trình này, tôi khuyên bạn hãy thực hiện theo 7 bước sau:

  • Nói chậm lại, truyền thêm cảm xúc và sự kịch tính vào lời nói.
  • Lên giọng ở đoạn chính, hạ giọng khi nói điều gì đó thân mật và gây xúc động.
  • Nhịp độ vừa phải, chậm lại ở những phần nội dung đáng nhớ nhất.
  • Hãy chú ý thường xuyên tạm ngừng hơn so với khi nói chuyện bình thường.
  • Sử dụng những khoảng dừng kịch tính ở cuối dòng để khán giả có thời gian hiểu và “thấm thía” những gì vừa nghe.
  • Mỉm cười ở những câu thoại hài hước, trong khi thể hiện sự nghiêm túc với những câu thoại khơi gợi suy nghĩ hoặc cảm xúc.
  • Cuối bài nói, hãy nhớ lên giọng thật mạnh mẽ trong câu cuối cùng.

Đọc thêm: 6 cách luyện giọng nói hay và truyền cảm khi giao tiếp

  1. Cho khán giả biết đây là phần kết

Khi bạn đã đi đến phần kết thúc bài thuyết trình, hãy cho khán giả thấy rõ điều đó.

Nhiều diễn giả thường phạm sai lầm khi chỉ trình bày đủ nội dung và kết thúc bằng một câu vô cùng đơn giản như: “Phần trình bày của tôi bao gồm những nội dung trên. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.”

Đó không phải là một ý tưởng hay – cách kết thúc này không đủ mạnh mẽ để tạo cảm xúc cho khán giả; thậm chí, nó còn làm giảm đi ảnh hưởng và danh tiếng của bạn trong mắt mọi người.

Khi tới phần kết luận, hãy đứng thẳng người. Tìm một ánh mắt thân thiện và nhìn thẳng vào người đó.

Nếu có thể, bạn hãy mỉm cười để báo hiệu rằng bài phát biểu của bạn đã kết thúc.

Ngoài ra, tránh để những tình trạng không mong muốn xảy ra như:

  • Làm xáo trộn giấy tờ.
  • Loay hoay với quần áo hoặc micro.
  • Di chuyển về phía trước, phía sau hoặc sang một bên.

Những cử chỉ như vậy sẽ làm suy giảm ấn tượng bạn tạo ra trong mắt khán giả.

  1. Dành thời gian để khán giả thể hiện sự hoan nghênh

Khán giả sẽ luôn muốn vỗ tay hoan nghênh khi bạn kết thúc bài thuyết trình. Những gì họ cần lúc này là tín hiệu cho thấy đây là hồi kết của phần trình bày.

Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để cho họ thấy điều đó?

Một số khán giả sẽ nhận ra khi nào bạn nói xong. Tuy nhiên, trong phần lớn trường hợp, họ sẽ im lặng không phản ứng gì.

Đó là bởi họ chưa thể chắc chắn liệu bạn đã hoàn thành phần trình bày chưa.

Họ có thể đang suy nghĩ về những nhận xét cuối cùng của bạn – và không biết phải làm gì, cho đến khi một ai đó hành động.

Sau vài giây hoặc lâu hơn, khán giả sẽ bắt đầu vỗ tay. Một người, hai người, sau đó là tất cả mọi người.

Khi một ai đó bắt đầu vỗ tay, hãy nhìn thẳng vào người đó, mỉm cười và nói lời cảm ơn.

Khi ngày càng có nhiều người tán thưởng, hãy lướt chầm chậm từ người này sang người khác, gật đầu, mỉm cười và nói: “Cảm ơn”.

Cuối cùng, cả khán phòng sẽ cùng vỗ tay.

Không có phần thưởng nào quý giá hơn cho việc vượt qua nỗi sợ hãi nói trước đám đông – cho bằng một tràng pháo tay.

Đọc thêm: Kỹ năng nói trước đám đông – Bí quyết trở thành diễn giả lôi cuốn

9 cách kết thúc bài thuyết trình

MẸO: Làm gì khi khán giả đứng lên và vỗ tay

Nếu bạn đã có một bài phát biểu đầy xúc động và thực sự kết nối với khán giả, một số sẽ đứng lên và vỗ tay. Khi đó, hãy thể hiện sự khuyến khích bằng cách nhìn thẳng vào họ và nói: “Cảm ơn”.

Bằng cách này, bạn sẽ khích lệ những người khác hành động tương tự.

Như hiệu ứng Domino, những khán giả còn lại cũng sẽ đứng lên và vỗ tay theo.

Bắt tay khán giả khi kết thúc bài thuyết trình

Khi diễn giả kết thúc bài phát biểu, lần lượt từng khán giả sẽ bắt đầu vỗ tay và đứng lên.

Nếu hàng ghế khán giả đầu tiên ở gần bạn, hãy bước tới hoặc nghiêng người về phía trước và bắt tay người đó.

Khi bạn bắt tay một người trên khán đài, những người khác cũng sẽ cảm thấy như thể họ cũng đang được bạn bắt tay và chúc mừng.

Kết quả là họ sẽ đứng lên vỗ tay, cho đến khi cả khán phòng cùng hành động tương tự.

Dù bạn có nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt hay không, khi người dẫn chương trình thay mặt khán giả cảm ơn bạn, hãy mỉm cười và bắt tay họ một cách nồng nhiệt.

Nếu có thể, bạn hãy trao cho người dẫn chương trình một cái ôm, vẫy tay chào khán giả rồi tránh sang một bên để nhường sân khấu cho MC.

nói trước đám đông

Tham khảo

9 Tips To End A Speech With A Bang. https://www.briantracy.com/blog/public-speaking/how-to-end-a-speech-the-right-way/.

Có thể bạn quan tâm:

Hãy cùng đồng hành
với tôi bạn nhé!

Đăng ký nhận tin
DMCA.com Protection Status