Coachable là gì? Bí quyết mở lòng đối với coaching

coachability
Trang chủ » Tự nhận thức » Phát triển cá nhân » Coachable là gì? Bí quyết mở lòng đối với coaching

Coachable, tinh thần sẵn sàng lắng nghe góp ý & đón nhận coaching là phẩm chất quan trọng để đưa sự nghiệp cuộc sống lên tầm cao mới.

Coaching đã được chứng minh là công cụ hỗ trợ vô cùng tuyệt vời trên hành trình tìm kiếm thành công, cả ở phương diện công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, nếu một cá nhân không sẵn sàng học hỏi và điều chỉnh hành vi – thì sẽ chẳng mang lại lợi ích gì cả. Để thực sự phát huy hiệu quả của huấn luyện, đòi hỏi người thụ huấn (coachee) phải thể hiện thái độ coachable – sẵn sàng tiếp thu ý kiến và phản hồi.

Tóm tắt nội dung chính

  • Coachable có nghĩa là sẵn lòng lắng nghe góp ý và ứng dụng nó vào hành trình phát triển bản thân. Chính thái độ này là nền tảng để nuôi dưỡng năng lực học hỏi, thích nghi và tự hoàn thiện.
  • Đây là một phẩm chất cần nhiều thời gian để rèn luyện – đòi hỏi cá nhân phải học cách làm chủ bản năng phòng thủ tự nhiên và vượt qua nỗi sợ thay đổi. Thế nhưng, thành quả sau cùng thì rất đáng để nỗ lực.
  • Bí quyết ở đây là thường xuyên nuôi dưỡng năng lực tự nhận thức, tư duy cầu tiến, chủ động tìm kiếm phản hồi, đặt câu hỏi, thực hành lắng nghe tích cực, phản ánh và linh hoạt trong mọi tình huống.

Coachable là gì?

Coachable hay coachability là thuật ngữ đề cập đến thái độ sẵn sàng lắng nghe ý kiến phản hồi – và điều chỉnh hành vi dựa trên những góp ý đó. Nói cách khác, đó là khả năng tiếp thu, suy ngẫm và áp dụng ý tưởng/ phương pháp mới được đề xuất bởi một chuyên gia coaching/ mentoring – hoặc rộng ra là bất kỳ ai trong cuộc sống. Thái độ cởi mở, cầu thị này là nền tảng cần thiết cho quá trình phát triển bản thân về lâu dài.

Đặc điểm của một người coachable là luôn biết lắng nghe, nhanh nhạy tiếp thu phản hồi và thay đổi theo hướng tích cực dựa trên đóng góp của người khác. Họ ý thức rõ hạn chế của bản thân – cũng như giá trị của việc học hỏi từ mọi người xung quanh. Dù khó khăn đến đâu, họ vẫn không nản lòng nếu phải đón nhận những quan điểm mới – và điều chỉnh hành vi để vươn lên trong mọi hoàn cảnh.

coachable

Tầm quan trọng của tư duy coachable

Coachability là phẩm chất vô cùng quý giá trên hành trình tìm kiếm thành công. Nó cho phép cá nhân cởi mở với ý tưởng mới, trưởng thành và học hỏi những kỹ năng cần thiết để tiến lên phía trước. Bên cạnh đó, nó cũng góp phần cải thiện hiệu quả làm việc nhóm – khiến những người xung quanh mong muốn cộng tác và hỗ trợ ta hơn.

Lợi ích:

  • Cải thiện năng suất: Thái độ coachable giúp ta dễ dàng học hỏi và thử nghiệm các phương pháp tiếp cận vấn đề mới, nâng cao hiệu quả công việc.
  • Nuôi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề: Sự cởi mở với góp ý là nền tảng để xác định và giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
  • Phát triển đội nhóm: Tinh thần cầu thị khuyến khích sự hợp tác, cũng như củng cố mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm.
  • Cơ hội nghề nghiệp: Coachble là phẩm chất đáng mơ ước mà mọi tổ chức luôn tìm kiếm và đánh giá cao nơi các ứng viên tiềm năng/ nhân tài chủ chốt.
  • Chăm sóc sức khỏe tinh thần: Tư duy mở có mối liên hệ mật thiết với năng lực tự nhận thức (self-awareness), tự tin và làm chủ cảm xúc. Khi cá nhân có khả năng thích nghi nhanh chóng với thay đổi, họ cũng sẽ trở nên mạnh mẽ hơn trong việc ứng phó với căng thẳng và lo lắng trong công việc/ cuộc sống.

Biểu hiện của người coachable

  • Dám nhận sai: Thay vì tranh cãi hoặc bảo vệ quan điểm cá nhân, họ sẽ thừa nhận sai lầm và tập trung tìm kiếm giải pháp cho vấn đề.
  • Chăm chú lắng nghe lời khuyên: Họ chú ý đến lời khuyên của người khác – và xem xét tất cả các quan điểm trước khi đưa ra quyết định.
  • Chủ động: Họ luôn tích cực học hỏi kiến thức mới, cũng như tìm kiếm cơ hội để trưởng thành và phát triển.
  • Đặt câu hỏi: Họ đặt những câu hỏi có ý nghĩa, nhằm mở rộng hiểu biết và trau dồi kỹ năng cua mình.
  • Đưa ra phản hồi: Khi cần thiết, họ sẵn lòng đưa ra những gợi ý mang tính xây dựng cho đồng nghiệp, bạn bè hoặc mentor của họ – đồng thời tiếp thu và suy ngẫm những góp ý của người khác dành cho họ.

coachable

Vì sao chúng ta không muốn được coaching?

Cảm thấy sợ hãi khi đối mặt với điều gì mới là phản xạ tự nhiên của con người – đặc biệt nếu nó đồng nghĩa với việc bạn phải thay đổi hành vi của chính mình. Suy cho cùng, xu hướng chung của chúng ta là phòng thủ và không muốn lắng nghe góp ý – bất kể ý kiến đó tốt đến đâu.

Tuy nhiên, coachable không đồng nghĩa với việc từ bỏ ý kiến và giá trị của riêng bản thân. Nó chỉ đơn giản có nghĩa là tỏ ra cởi mở với những quan điểm khác biệt và sẵn sàng cân nhắc giá trị trong phản hồi của đối phương.

Không ai là hoàn hảo cả; tất cả đều là những “lữ khách” đang bước đi trên hành trình tự hoàn thiện. Chìa khóa thành công là ý thức hạn chế của mình, để rồi cho phép bản thân có cơ hội học hỏi từ mọi người xung quanh. Nói cách khác, chúng ta cần tỏ ra cởi mở với phản hồi và phê bình – mà không để cho cái tôi quá lớn hay nỗi sợ hãi lấn át. Dù quá trình này có thể khó khăn, nhưng kết quả nhận lại được là rất xứng đáng!

Đọc thêm: 20 thói quen xấu trong cuộc sống cần loại bỏ

7 bí quyết giúp bạn trở nên coachable hơn mỗi ngày

Coachability là phẩm chất có thể được hình thành và cải thiện theo thời gian thông qua việc nuôi dưỡng năng lực tự nhận thức (self-awareness) và sẵn sàng thay đổi.

Để trở nên dễ huấn luyện, trước tiên bạn phải dành thời gian tìm hiểu bản thân – đâu là động cơ chính đằng sau hành vi của bạn, tâm trạng ảnh hưởng đến quyết định của bạn như thế nào, v.v… – cũng như xác định những thiếu sót cần cải thiện. Tiếp theo, bạn phải cam kết thực hiện những thay đổi cần thiết để hiện thực hóa mục tiêu mong muốn.

Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn trở nên coachable hơn mỗi ngày:

  1. Nâng cao nhận thức về bản thân

Hãy dành một vài phút mỗi ngày để suy ngẫm về những gì đã làm được trong ngày, cùng những điểm có thể cải thiện. Lưu ý đặc biệt đến cách thức hành vi của bạn tác động đến người khác – cũng như ghi chú lại bất kỳ thói quen/ xu hướng hành động nào không phù hợp.

Lấy ví dụ, bạn có thường tỏ thái độ phòng thủ khi đối mặt với những lời chỉ trích không ? Bạn có tỏ ra khó chịu khi phải nhờ người khác giúp đỡ không?

  1. Hình thành tư duy ham học hỏi

Nói cách khác, nó có nghĩa là thay đổi góc nhìn và chủ động tìm kiếm cơ hội phát triển trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Một tư duy xem thách thức là cơ hội – thay vì mối đe dọa – sẽ khuyến khích thái độ cởi mở với ý tưởng mới, một trong những cốt lõi của coachability.

Chẳng hạn, thay vì nản lòng sau một dự án thất bại, hãy tự hỏi bản thân: “Tôi có thể học được gì từ trải nghiệm này? Cách tiếp cận của tôi vào lần tới sẽ như thế nào?”

Đọc thêm: 200 câu hỏi về bản thân theo chủ đề – Hành trang tự vấn mỗi ngày

  1. Xin ý kiến phản hồi

Hãy chủ động tìm đến người cố vấn, đồng nghiệp, bạn bè hoặc thậm chí là người thân trong gia đình để xin được góp ý. Dù cho có phải nhận về bất kỳ lời chỉ trích tiêu cực nào, hãy luôn cố gắng giữ bình tĩnh và đừng xem đó như một hình thức công kích cá nhân.

Khi nhờ đối phương góp ý cho mình, lời khuyên là bạn hãy cố gắng trình bày cụ thể nhất có thể. Thay vì “Bạn thấy tôi làm như thế nào?”, một cách tốt hơn để bắt đầu cuộc đối thoại là “Theo bạn, tôi có thể thực hiện bài thuyết trình tốt hơn ở điểm nào?” hoặc “Tôi nên phát triển những kỹ năng cụ thể nào để làm việc tốt hơn trong lĩnh vực này?”

  1. Đặt câu hỏi

Sự tò mò luôn có chỗ đứng của nó. Càng hiểu biết bao nhiêu, bạn càng dễ dàng áp dụng vào cuộc sống của mình bấy nhiêu.

Ví dụ, thay vì “Bạn thấy tôi sử dụng phần mềm này như thế nào?”, hãy hỏi “Tôi cần lưu ý những gì về tính năng này là gì? Nó có ý nghĩa thế nào với quy trình làm việc chung?”

Quan trọng là bạn nên làm rõ bất kỳ điều gì bản thân không hiểu hoặc không đồng ý. Bằng cách này, bạn sẽ có thể nắm bắt thông tin một cách chính xác và ứng dụng cách tối ưu nhất.

  1. Thực hành lắng nghe tích cực

Lắng nghe thực sự không chỉ đơn thuần dừng lại ở nội dung lời nói của đối phương. Khi nhận được góp ý từ người khác, điều quan trọng là bạn cần tập trung chú ý vào những gì họ đang nói, thay vì suy nghĩ về việc nên trả lời lại như thế nào. Lưu tâm đến ngôn ngữ cơ thể và giọng điệu của họ; sau đó, hãy đặt một số câu hỏi thêm để có thể thấu hiểu quan điểm của đối phương.

Ví dụ, bạn có thể nói, “Vậy, nếu tôi hiểu đúng, bạn cho rằng tôi nên…” Điều này chứng tỏ rằng bạn coi trọng ​​đóng góp của đối phương và thực sự cố gắng tiếp thu ý kiến của họ.

Đọc thêm: Không biết lắng nghe – Thói quen xấu “giết chết” các mối quan hệ

  1. Dành thời gian để suy ngẫm

Suy ngẫm là một phần quan trọng trong hành trình cải thiện phẩm chất coachable; nó cho phép bạn xác định những lĩnh vực có thể cải thiện và thực hiện thay đổi hành vi cần thiết. Lời khuyên là bạn hãy dành ra một khoảng thời gian mỗi ngày hoặc mỗi tuần – một mình hoặc với một người cố vấn – để xem xét tiến trình của bản thân và suy ngẫm về những gì đã học được. Điều này sẽ giúp duy trì thái độ sẵn sàng học hỏi, cũng như đảm bảo rằng bạn luôn có động lực và tập trung vào mục tiêu của mình.

  1. Tư duy linh hoạt

Hãy cởi mở với những ý tưởng và thay đổi mới, ngay cả khi chúng “thách thức” thói quen hoặc niềm tin của bạn. Sự linh hoạt là cơ sở quan trọng mang lại cơ hội học hỏi và phát triển – điều cần thiết để trở thành một người dễ huấn luyện hơn.

7 bí quyết giúp bạn trở nên coachable hơn mỗi ngày

Danh ngôn về coachable

Không có thử thách thì không có tiến bộ.

Khuyết danh

 

Trí tuệ thực sự là khi ta nhận thức rằng bản thân không hề biết gì cả.

Socrates

 

Điều gì xảy ra với bạn không quan trọng; quan trọng là cách bạn phản ứng với nó như thế nào.

Epictetus

 

Không quan trọng bạn đến từ đâu, quan trọng là bạn sẽ đi đâu.

Brian Tracy

 

Có đủ can đảm để thay đổi suy nghĩ đòi hỏi sức mạnh và niềm tin mạnh mẽ vào bản thân.

Khuyết danh

 

Người thành công làm những điều mà những người không thành công không muốn làm. Đừng ước mọi sự trở nên dễ dàng hơn; hãy ước rằng bản thân bạn sẽ trở nên tốt hơn.

Jim Rohn

 

Cuộc sống là một hành trình, không phải là một điểm đến.

Ralph Waldo Emerson

coachable

Đọc thêm: 85 câu nói hay về sự thay đổi

Lời kết

Phẩm chất coachable là một điểm mạnh; nó khuyến khích sự tự nhận thức, cởi mở với phản hồi và sẵn sàng thực hiện những thay đổi cần thiết. Không ai hoàn hảo cả; bí quyết thành công trong cuộc sống là luôn nắm lấy cơ hội để trưởng thành và phát triển. Với thái độ đúng đắn, tất cả chúng ta đều có thể tự cải thiện bản thân theo thời gian – hướng tới một cuộc sống viên mãn hơn cả về phương diện cá nhân lẫn sự nghiệp.

Chúc bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm:

Hãy cùng đồng hành
với tôi bạn nhé!

Đăng ký nhận tin
DMCA.com Protection Status